Điều Trị Thoái Hóa Cột Sống Thắt Lưng L4 L5 Như Thế Nào?

February 8, 2023

Thoái hóa đốt sống 4 và 5 là tình trạng rối loạn cấu trúc, chức năng của hai đốt sống và đĩa đệm tại vị trí này gây ra các triệu chứng như: Đau vùng thắt lưng, đau lan xuống mông, đùi, bắp chân và tê các ngón chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này, trong đó phổ biến nhất là do sự thiếu hụt dinh dưỡng và quá trình lão hóa. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 nhé!

Thoái hoá đốt sống lưng L4 L5 là gì?

Thoái hóa đốt sống lưng thứ 4 và thứ 5 là tình trạng hai đốt sống lưng cuối cùng của cột sống là L4, L5 và đĩa đệm nằm giữa bị thay đổi cấu trúc và suy giảm chức năng, gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh như: Đau nhói vùng thắt lưng, đau lan xuống mông đùi và bắp chân, gây tê bì các ngón chân,... Các triệu chứng này khiến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh gặp nhiều khó khăn.

Cột sống của cơ thể có từ 33 đến 35 đốt xếp chồng lên nhau, bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt tiếp dưới dính lại thành xương cùng và 4 - 6 đốt rất nhỏ hợp lại thành xương cụt. Vị trí đốt sống L4 L5 nằm ở phần thấp nhất của cột sống thắt lưng, kết hợp với dây chằng, đĩa đệm và sự chi phối của dây thần kinh để thực hiện các động tác như cúi gập người, xoay người hay đứng thẳng. Do nằm ở vị trí thấp nhất của vùng thắt lưng các đốt sống L4 L5 phải chịu tải trọng lớn từ phần trên của cơ thể, bởi vậy so với các phần cột sống khác thì thoái hóa đốt sống thứ 4 và 5 xảy ra khá phổ biến.

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 là tình trạng xảy ra phổ biến hiện nay

Triệu chứng thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Đau đốt sống lưng L4 L5 là triệu chứng điển hình của thoái hóa đốt sống tại vị trí này. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu để tình trạng thoái hóa đốt sống 4 và 5 diễn ra lâu ngày không chữa, bệnh sẽ tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm hơn, nặng nề nhất là có thể gây mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Dưới đây là một số dấu hiệu đặc trưng giúp phát hiện thoái hóa đốt sống lưng L4 L5:

  • Đau vùng thắt lưng: Thời gian đầu, đau có thể âm ỉ, cơn đau kéo dài không lâu, không thường xuyên. Lâu dần, cơn đau lưng trở nên dữ dội, dai dẳng, đau thường xuyên, đột ngột, đau khi ngồi lâu, khi thay đổi tư thế, đau tăng khi thay đổi thời tiết,...
  • Đau nhói vùng lưng dưới lan xuống mông, đùi chạy dọc xuống bắp chân và bàn chân.
  • Người bệnh có cảm giác tê bì, châm chích ở đầu các ngón tay và chân.
  • Nghe tiếng lục cục khi cử động thắt lưng, nhất là khi xoay người. 
  • Hạn chế việc đi lại và khả năng vận động của người bệnh.
Đau vùng thắt lưng là triệu chứng phổ biến trong thoái hóa đốt sống 4 và 5

Nguyên nhân dẫn đến thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Trước khi điều trị bệnh, cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ nhằm tìm ra giải pháp điều trị tốt nhất.  Thoái hóa đốt sống L4 L5 là hậu quả của nhiều yếu tố tác động như: Sự thiếu hụt dưỡng chất cần thiết, tuổi cao, tính chất công việc và thói quen sai tư thế trong lao động, sinh hoạt hàng ngày,... Cụ thể: 

  • Chế độ dinh dưỡng: Không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết như canxi, magie, vitamin K2, glucosamine, chondroitin,... khiến cột sống suy yếu, dễ bị quá trình thoái hóa “tấn công”. Hay chế độ ăn uống không cân bằng, quá nhiều dinh dưỡng gây béo phì cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa do cột sống phải chịu tải trọng lớn trong thời gian dài. 
  • Tuổi tác: Tuổi càng cao càng dễ mắc thoái hóa đốt sống 4 và 5. Nguyên nhân là do quá trình tái tạo xương, sụn khớp giảm khiến cấu trúc và chức năng của cột sống suy giảm, dễ tổn thương, thoái hóa.
  • Lao động nặng: Thường xuyên mang vác nặng khiến cột sống thắt lưng phải chịu áp lực cao, đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.
  • Thói quen xấu: Nằm ngủ hay ngồi quá lâu, sai tư thế trong lao động và sinh hoạt, tập luyện sai cách,... cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau đốt sống L4 L5.
  • Người bệnh từng bị chấn thương, phẫu thuật cột sống cũng có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống.
  • Yếu tố di truyền.
Nguoi-cao-tuoi-co-nguy-co-mac-thoat-vi-dia-dem-cao-hon.png

Thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 tác động như thế nào đến người bệnh? Biến chứng của thoái hóa  đốt sống lưng L4 L5   

Thoái hóa đốt sống lưng có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Thoát vị đĩa đệm: Đốt sống bị suy yếu làm tăng áp lực lên đĩa đệm, lâu dần khiến đĩa đệm bị rách, dịch keo bên trong chảy ra ngoài gọi là thoát vị. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể bị đau buốt, tê bì hai chi dưới do đĩa đệm thoát vị chèn ép vào các dây thần kinh.
  • Đau thần kinh tọa: Được xem là biến chứng phổ biến nhất của bệnh thoái hóa đốt sống lưng L4 L5. Các đốt sống bị thoái hóa trượt ra khỏi vị trí ban đầu hoặc làm hình thành gai xương tại vị trí L4 L5 chèn lên dây thần kinh tọa, gây ra hiện tượng đau nhức, ngứa ngáy và tê bì.
  • Bại liệt: Đây có thể được xem là biến chứng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất của bệnh. Nếu không có biện pháp điều trị sớm thì người bệnh có thể bị liệt vĩnh viễn không hồi phục, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vận động và cuộc sống hàng ngày.
  • Các biến chứng khác: Biến dạng cột sống, cong vẹo cột sống, gù, rối loạn chức năng của các dây thần kinh… cũng có thể xảy ra nếu không được điều trị sớm, đúng cách. 
Thoai-hoa-dot-song-lung-co-the-gay-bai-liet-.png

Phương pháp điều trị thoái hoá đốt sống lưng L4 L5

Đau đốt sống lưng số 4 và 5 là một trong những bệnh xương khớp xảy ra khá phổ biến ở người cao tuổi, trung niên và đang có xu hướng ngày càng “trẻ hóa”. Do vậy, để đề phòng và cải thiện tình trạng thoái hóa đốt sống 4 và 5 hiệu quả, người bệnh cần áp dụng sớm các biện pháp điều trị như: Dùng thuốc Tây, bài thuốc Đông y, vật lý trị liệu và thực phẩm chức năng.

Dưới đây là các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng L4 L5 mà bạn có thể tham khảo:

Điều trị bằng Tây y

Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê các loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được dùng trong thoái hóa đốt sống 4 và 5 là:

  • Thuốc giảm đau: Dùng Paracetamol đơn thuần hoặc kết hợp với các thành phần khác như: Tramadol, Codein,... để giảm đau nhanh chóng.
  • Thuốc chống viêm: Meloxicam, Celecoxib, Naproxen,... được chỉ định trong các trường hợp viêm sưng khớp, đau lưng cấp.
  • Thuốc giãn cơ: Mephenesin, Decontractyl, Methocarbamol,... dùng cho các trường hợp co thắt cơ gây cứng cột sống.
  • Tiêm Corticosteroids tại chỗ: Tuy có tác dụng giảm đau và giảm viêm nhanh chóng nhưng các thuốc này thường để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc Tây y có thể giúp giảm đau và viêm nhanh chóng, nhưng thông thường chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn và khả năng tái phát bệnh khá cao. Đồng thời việc sử dụng lâu dài các loại thuốc này cũng đem lại nhiều tác động xấu đến gan, thận, dạ dày,...

🌐 Follow hệ thống social của TPCN Cốt Thoái Vương:

https://www.pinterest.com/cotthoaivuong/

https://sites.google.com/view/cotthoaivuong

https://letterboxd.com/cot_thoai_vuong/

https://bookme.name/cotthoaivuong

#thoa_hoa_dot_song_lung_l4_l5

Grow your business.
Today is the day to build the business of your dreams. Share your mission with the world — and blow your customers away.
Start Now